Xuất bản thông tin

null Hướng dẫn bổ sung một số nội dung cho các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Trang chủ Tin tức

Hướng dẫn bổ sung một số nội dung cho các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, hiện nay đã có nhiều ca xuất hiện trong cộng đồng, nhiều địa phương chuyển từ trạng thái nguy cơ trung bình (Cấp độ 2 – vùng màu vàng) sang trạng thái nguy cơ cao (Cấp độ 3 – vùng màu cam) và nguy cơ rất cao (Cấp độ 4 – vùng màu đỏ). Do đó, nhằm đảm bảo an toàn công tác phòng chống dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày 01/11/2021, Sở Công Thương tiếp tục ban hành Hướng dẫn số 2396/HD-SCT để bổ sung một số nội dung để giúp doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định trong tình hình mới. Theo đó:

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp có từ 05 lao động trở xuống: UBND cấp huyện xem xét, quyết định phương thức hoạt động.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp còn lại:

Tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trước và sau khi hoạt động phải được rà soát, kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong sản xuất dựa trên kế hoạch, phương án và cam kết hoạt động phòng, chống dịch dịch COVID-19 theo quy định. Đồng thời, lựa chọn phương thức hoạt động phù hợp theo các phương án như sau: áp dụng phương án “4 tại chỗ” đối với người lao động chưa tiêm vắc xin, người lao động vùng màu cam (Cấp 3), người lao động ở vùng màu đỏ (cấp 4); áp dụng phương án “01 cung đường 02 điểm đến” đối với người lao động đã tiêm 01 mũi vắc xin (từ đủ 10 ngày trở lên); áp dụng phương án “bình thường mới” đối với người lao động vùng màu xanh (Cấp 1) và vùng màu vàng (Cấp 2).

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải có bộ phận chuyên môn y tế, có cán bộ y tế có năng lực thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Trong điều kiện doanh nghiệp chưa có cán bộ y tế thì thực hiện tuyển dụng cán bộ y tế hoặc ký hợp đồng với tổ chức y tế làm việc cho doanh nghiệp để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Doanh nghiệp tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 khi sàng lọc đầu vào xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn ngành Y tế.

Tính đến ngày 03/11/2021, Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động được  UBND cấp huyện cập nhật 248/431 doanh nghiệp, với lao động 41.960. Trong đó, số DN thực hiện theo phương án 1 cung đường 2 điểm đến là 76 DN, với 12.573 lao động; số DN thực hiện phương án 4 tại chỗ là 112 DN  với 14.355 lao động; số DN thực hiện đồng thời 2 phương án là 60 DN với 15.032 lao động.

Hướng dẫn này bổ sung một số nội dung của Hướng dẫn số 2322/HD-SCT ngày 22/10/2021 của Sở Công Thương.

Chi tiết xem Hướng dẫn số 2396/HD-SCT và Hướng dẫn số 2322/HD-SCT./.

Hữu Có - P. KHTCTH