Xuất bản thông tin

null Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Chi tiết bài viết Tin tức

Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 13 tháng 7 năm 2022, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 752/QĐ-UBND-HC về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

 

Nội dung của Đề án đã đánh giá đầy đủ thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020; một số yếu tố ảnh hưởng đến Tái cơ cấu ngành công nghiệp (CN) và định hướng Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu chính của Đề án là:

- Tái cơ cấu ngành CN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2030 cho phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ
2021-2025; Kết luận số 248-KL/TU ngày 26/11/2021 là làm tốt công tác tuyên
truyền, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và
người dân về tầm quan trọng của việc phát triển CN trong định hướng phát triển
kinh tế- xã hội của Tỉnh.

- Thực hiện đồng bộ, nhất quán công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái
định cư. Thúc đẩy đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy,
cùng với tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sớm đưa khu công nghiệp (KCN) Tân Kiều, cụm công nghiệp (CCN)Tân Lập vào hoạt động. Bên cạnh đó, xúc tiến công tác quy hoạch, thành lập phát triển các KCN, CCN, thông qua hoạt động khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN. Trong đó, ưu tiên khu vực tư nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN, nhằm chủ động tạo quỹ đất sạch phục vụ công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào sản xuất CN.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN. Phối hợp các Bộ, Ngành Trung ương tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên một số sản phẩm CN xuất khẩu của Tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường.

- Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó, tác động và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi trong đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng được thị trường chấp nhận. Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển ý tưởng khởi nghiệp; nhất là các ý tưởng, dự án khởi nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP, nhằm khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

- Phát triển doanh nghiệp CN có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số và áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tạo dựng thương hiệu sản phẩm Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung, đủ sức cạnh tranh quốc tế.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển CN, từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CN. Liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước để tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CN, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia, gắn kết vào quá trình đào tạo.

- Thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn ODA, đầu tư trực tiếp ngoài nước (FDI), các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp mới, công nghệ cao, những ngành sản xuất có giá trị gia tăng; các dự án hạ tầng, logistics và các ngành thương mại, dịch vụ hiện đại.

Chi tiết Quyết định và Đề án xem tại đây./.

Hoàng Kim - P. QLCN